Home / Chuyên mục bốn phương / Mâm cỗ ngày Tết của người Miền Bắc tinh tế và ấm cúng

Mâm cỗ ngày Tết của người Miền Bắc tinh tế và ấm cúng

Khác với Tết của người Miền Nam được tận hưởng trong khí hậu nắng nóng, thì người miền Bắc đón Tết trong tiết se lạnh, xuân về Tết đến mang không khí ấm áp tràn muôn nơi. Những ngày Tết, người miền Bắc quan trọng hơn cả là mâm cỗ cúng gia tiên. Không chỉ đa dạng về món ăn, hình thức đẹp, mâm cỗ còn là niềm hi vọng về một năm mới

Xem thêm: Tết Nguyên Đán của người Miền Nam có gì đặc biệt / Khám phá tết của người Miền Trung đậm đà văn hóa dân tộc

Dù gia đình còn nhiều thiếu thốn đến đâu, người Việt cũng cố gắng vun vén cho một cái Tết trọn vẹn nhất “vui ba ngày Tết”. Tết Nguyên Đán là khởi đầu cho một năm mới, mâm cỗ Tết thịnh soạn dành để tưởng nhớ ông bà tổ tiên, mong tổ tiên phù hợp cho một năm mới viên mãn, sức khỏe và hạnh phúc.

1. Hoa Đào được trang trí trong ngày Tết của người Miền Bắc:

mam-co-ngay-tet-cua-nguoi-mien-bac-tinh-te-va-am-cung 1Hoa Đào ngày Tết người Miền Bắc

Với nhiều người Miền Bắc, năm mới Tết đến cây đào đều là những loại cây dân gian được yêu chuộng và xem như biểu tượng của ngày tết vì những quan niệm tốt đẹp mà người xưa đã định đặt cho loại cây này. Nhưng thật ra thì theo tự nhiên thì hai loài cây này là hai loài thường nở hoa vào mùa xuân và chiếm tỉ lệ đa số, nhất là vào ngày xưa, khi các loài hoa chưa được phong phú và phổ biến như bây giờ nên hoa đào được xem là hai loại hoa đặc trưng nở vào mùa xuân Bắc Bộ.

2. Mâm ngủ quả của người Miền Bắc:

mam-co-ngay-tet-cua-nguoi-mien-bac-tinh-te-va-am-cung 3Mâm ngủ quả người Miền Bắc

Cứ vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày mâm ngũ quả ngày tết kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính. Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Mâm ngũ quả cúng ngày Tết cũng là yếu tố thể hiện thành quả làm việc của một năm. Ngoài ra, tùy ở những góc độ mâm ngũ quả còn có các ý nghĩa khác.

3. Mâm cỗ Người Miền Bắc: 

mam-co-ngay-tet-cua-nguoi-mien-bac-tinh-te-va-am-cungMâm cỗ ngày Tết của người Miền Bắc

Người Hà Nội rất tôn trọng các giá trị truyền thống, mâm cỗ Tết miền Bắc nói chung và ở Hà Nội nói riêng thường rất bài bản, tuân theo các nguyên tắc từ xa xưa. Một mâm cỗ thường có 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Cỗ ngày xưa phải bày lên mâm gỗ hoặc mâm đồng, đi cùng với bát chiết yêu và đĩa cây mai. Bốn bát gồm một bát chân giò lợn hầm măng lưỡi, một bát bóng thả, một bát miến và một bát mọc nấm thả. Ngoài ra, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm một bát su hào thái chỉ ninh kỹ, một bát chim hầm để nguyên cả con, một bát gà tần hay nhiều gia đình giàu có xưa còn bày thêm bào ngư, vi cá để mâm cỗ thêm đầy đặn, sang trọng.

mam-co-ngay-tet-cua-nguoi-mien-bac-tinh-te-va-am-cung 2Mâm cỗ ngày Tết người Miền Bắc

Ngoài ra, mâm cỗ Tết đầy đủ không thể thiếu được bánh chưng, xôi gấc và đĩa dưa hành nén. Chính vì thế nên mỗi độ Tết đến xuân về lòng người lại xốn xang rạo rực với:

 “ Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh”

3. Nghi Lễ người Miền Bắc:

mam-co-ngay-tet-cua-nguoi-mien-bac-tinh-te-va-am-cung 4Lễ cúng Ông Táo người Miền Bắc

23 tháng Chạp tiễn ông Táo về trời, ngoài lễ vật người Bắc còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng. Trước khi chia tay năm cũ để chào đón năm mới thì bao giờ cũng sẽ bắt đầu từ những bữa cơm tất niên bên gia đình ngày hội ngộ. Giao thừa luôn là khoảnh khắc thiêng liêng và ý nghĩa nhất, mọi người trong gia đình sẽ tề tựu bên nhau, cùng nhau đi hái lộc đầu năm.

Lễ vật cúng giao thừa ngoài hương hoa quả phẩm còn có thêm mâm xôi đậu xanh, con gà luộc hoặc đầu heo, bánh chưng, cau trầu rượu. Trước Tết hay trong Tết, người ta cũng chúc nhau năm mới may mắn, bình an. Cả 3 miền đều thế, người trong gia đình sẽ lì xì cho nhau chúc nhau khỏe mạnh, may mắn.

Nắng có còn Xuân – Lệ Quyên

 

Tết Nguyên Đán của người Miền Nam có gì đặc biệtKhám phá tết của người Miền Trung đậm đà văn hóa dân tộcNét đẹp con người Miền Trung và bản chất văn hóa vùng miền

Yêu cầu và phản hồi

Địa chỉ email và số điện thoại giữ bí mật. Các mục đánh dấu * là bắt buộc

*