Cỏ Đậu Phộng có tên gọi khác là: cỏ Lạc, cỏ Hoàng Lạc, đậu Phộng Kiểng. Tên khoa học là: Arachis pintoi. Cỏ đậu phộng không chỉ được dùng trong cảnh quan mà nó còn được dùng trồng trong các vườn cây ăn trái nhằm chống xói mòn vào mùa mưa, giữ ẩm vào mùa khô, sinh khối của cỏ có thể dùng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra nó còn có tác dụng cải tạo đất trồng.
Nên xem: Cỏ lá gừng hay còn gọi cỏ lá tre, những điều cần biết trong khi trồng / Cỏ Nhung Nhật và những điều bạn nên biết trong trang trí sân vườn
1. Chuẩn bị giống cỏ đậu phộng: Chọn cành giống tươi, không nên để cành giống ngoài nắng mà phải để trong râm và tưới nước giữ ẩm. Sắp xếp gốc cỏ bằng nhau để thuận tiện cho việc cắt khúc, cắt thành đoạn ngắn 10 – 15 cm. Ngâm ngập ½ cành mới cắt vào thuốc kích thích rễ trong thời gian 30 phút. Sau đó có thể sử dụng để trồng cho công trình hoặc ươm khóm trong vườn ươm. Tùy yêu cầu cụ thể ở mỗi công trình mà chuẩn bị số lượng cỏ nhiều hay ít. Thông thường 1m² đất thì trồng mật độ trung bình thì khoảng 20 – 22 khóm, nếu trồng thưa hơn thì khoảng 16 – 18 khóm/m² và trồng dày hơn thì 23 – 25 khóm/m². Mỗi khóm khoảng 3 – 4 cành cỏ đậu.
2. Kỷ thuật trồng cỏ đậu phộng:
Cách 1: Trồng cỏ đậu phộng bằng giâm cành trực tiếp:
Sau khi ngâm cành đã cắt vào thuốc ta tiến hành tạo rãnh và trồng với quy cách 25 khóm/m², mỗi khóm từ 3 – 4 cành. Hạn chế khi sử dụng cách trồng này là: Ở thời điểm trồng, cỏ đậu phộng vẫn chưa ra rễ vì vậy khi giâm xuống đất cỏ chưa thể hút được chất dinh dưỡng ngay nếu gặp thời tiết bất lợi như nắng mạnh, thiếu nước tưới cỏ sẽ bị khô héo gây thất thoát rất lớn. Và nếu như bạn gặp điều kiện thuận lợi hay là quá trình chăm sóc tốt cỏ phát triển bình thường nhưng bạn vẫn phải tốn khá nhiều chi phí cho việc nhổ cỏ dại do thời gian để thảm cỏ phủ xanh khoảng từ 2 -3 tháng, như vậy các hạt cỏ dại sẽ có điều kiện rất tốt để phát triển.
Tuy nhiên cách trồng này vẫn có thể áp dụng cho những công trình có diện tích lớn nhưng bạn cần phải sử lý mặt bằng thật tốt và đảm bảo được đội ngũ nhân công chăm sóc cỏ. Lợi thế là giá thành thấp và bạn có thể tận dụng được nguồn giống tại chổ.
Cách 2: Trồng cỏ đậu phộng bẳng giỏ:
Cỏ đậu phộng sau khi ngâm vào thuốc ta tiến hành giâm vảo giỏ đựng tro trấu, mỗi giỏ khoảng 5 – 8 cành, giỏ lớn có thể được 10 – 13 cành và để trong nhà lưới tưới nước hằng ngày cho đến khi rễ phát triển mạnh.
Do phải tốn chi phí cho việc ươm tạo nên giá cỏ cao hơn so với cỏ trồng trực tiếp. Tuy nhiên, trồng theo cách này cỏ đậu phộng lan nhanh và phủ đều trong vòng 1 tháng sau khi thi công, mức độ hao hụt thấp, cỏ dại ít phát triển và công chăm sóc, bảo dưỡng cũng đơn giản hơn.
Cỏ đậu phộng sau khi trồng trong vòng từ 1 đến 5 ngày phải tưới nước thường xuyên, duy trì tưới mỗi ngày ba lần vào sáng, trưa, chiều. Tạo hệ thống thoát nước tốt tránh cho cỏ bị ngập úng. Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 30 tiến hành tưới nước ngày 2 lần. Thời gian sau đó tùy vào thời tiết khác nhau mà ta có thể điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp đảm bảo đất luôn có độ ẩm.
Sau khi trồng được 7 ngày tiến hành bón phân Ure để kích thích cỏ đậu phộng ra chồi non. Duy trì bón phân Ure mỗi tháng một lần.
Cỏ lá gừng hay còn gọi cỏ lá tre, những điều cần biết trong khi trồngCỏ Nhung Nhật và những điều bạn nên biết trong trang trí sân vườnĐộng cơ Honda GX35 sử dụng trong máy bay mô hình ở ĐứcSáng chế máy phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa giúp ích bà con“Hai lúa” sáng chế máy phun thuốc trừ sâu với máy gieo sạ lúaSáng chế máy phun thước trừ sâu đa năng của thầy giáo KhươngSáng chế máy phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa độc đáoBí quyết chữa cháy đồng cỏ và chữa cháy rừng bằng lửaChuyện lâm tặc trở thành triệu phú trồng rừng ở Phú ThọTổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô ở Bù Gia Mập